5 ”bí mật” để trông tự tin khi nói trước đám đông

Đánh giá bài viết này

Nếu bạn cảm thấy toát mồ hôi, e ngại và lúng túng trước đám đông, đừng sợ vì không chỉ có mình bạn như vậy. Sợ nói trước đám đông là thực tế chung của khá nhiều người. Bạn có thể bỏ lại nỗi sợ hãi và tự tin nói trước đám đông khi bạn có những phương pháp và suy nghĩ tích cự khi thuyết trình. Vì vậy, cho dù thuyết trình là nỗi sợ số một của bạn chỉ cần bạn muốn bước qua nó để đến với tự tin, những sự lúng túng, sợ hãi sẽ sớm chỉ là quá khứ . Và sau đây là 5 bí mật để trông tự tin khi nói trước đám đông.


1. Khiến khán giả cười.


Mở đầu bằng một câu nói vui hay một trò gây cười luôn là đúng hướng để bắt đầu một bài phát biểu. Nó ngay lập tức có thể làm giảm không khí căng thẳng trong phòng và giúp chúng ta bớt lo lắng hơn. Khi mà bạn nhìn vào khán giả và thấy họ cười , đặc biệt là khi bạn có thể khiến khán giả cười cùng bạn sẽ tạo ra liên kết giữa bạn và khán giả . Không phải bạn khiến khán giả cười vào mình, đó là sự tự ti. khi bạn khiến khán giả cười cùng bạn, điều đó sẽ tạo ra sự tin tưởng và khiến bạn tự tin hơn để nói . Tiếng cười cho phép những người tham dự của bạn phá vỡ bức tường buộc họ phải thấy mình khác biệt rất nhiều so với bạn. 


2. Tập trung vào những người đang gật đầu.


Khi bạn cảm thấy như bạn không kết nối với những người tham dự, điều đó sẽ làm bạn cực kỳ căng thẳng. Bạn có thể nhìn về khán giả và tìm thấy một vài người đang gật đầu đồng tình với câu chuyện hoặc quan điểm của bạn. Sẽ có một cảm giác yên tâm thực sự khi ai đó đồng ý với bạn. Và bạn càng tập trung vào những cá nhân này, bạn càng tự tin hơn. Và âm thanh của bạn càng tự tin, bạn càng thu hút được nhiều người. Một phần trong suốt cuộc nói chuyện của bạn, bạn có thể tìm thấy một căn phòng đầy những người gật đầu cùng với bạn hoặc đồng tình với từng câu nói của bạn. Và đột nhiên bạn nhận đã biến mất. 

3. Hãy che dấu cảm xúc khi bạn căng thẳng


Khi mới bắt đầu thuyết trình trước đám đông, sẽ có người bị lo lắng và căng thẳng và có lẽ chính các bạn cũng có thể cảm nhận được sự lo lắng ấy. Trước khi các bạn bắt đầu bài nói, có ai đã tự nói với mình rằng ” đừng sợ, hãy tự tin, bình tĩnh” nhưng không có hiệu quả, bạn vẫn rất căng thẳng. Lo lắng không phải lúc nào cũng dễ làm dịu và nó càng dễ bị căng thẳng hơn khi bắt đầu thuyết trình trước đám đông. Và có một lời khuyên rằng: Thay vì kìm nén cảm xúc lo lắng đó, bạn có thể che dấu nó. Bằng cách nói to, tươi cười và thực sự hứng thú với bài thuyết trình của bạn.Việc che giấu cảm xúc này sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc kìm nén cảm xúc. 



4. Luyện tập, luyện tập, luyện tập.


Có nhiều người tin rằng nói có phải là điều bạn giỏi hay không.Mọi thứ bạn đều có thể làm tốt – nhưng, bạn phải sẵn sàng bỏ ra thời gian. Bạn có thể tập luyện ở nhà, trong phòng, trước gương, bạn cũng có thể quay lại video. Sau mỗi lần như vậy, bạn xem lại video để có thể cải thiện hơn. Giống như các bạn chơi thể thao, bạn phải tập luyện hàng trăm lần trước khi thi đấu. Bạn càng tập luyện, bạn càng tự tin và càng thể hiện tốt hơn. Với việc luyện tập nhiều bài phát biểu bạn sẽ thấy mình cải thiện rõ rệt.



5. Hãy chuẩn bị nếu bạn mắc lỗi.


Cho dù có chuyên nghiệp đến mức nào , khi họ nói lâu , họ cũng sẽ mắc lỗi. Đừng sợ và đừng dừng lại khi chúng ta mắc lỗi. Đôi khi quá hoàn hảo sẽ làm mọi thứ cứng ngắc, sai đôi khi có thể gắn kết bạn và khán giả . Khi chúng ta không thoải mái và sợ sệt khi mắc sai lầm, khán giả sẽ cảm nhận được sự căng thẳng đó và khiến bầu không khí áp lực hơn.Như chia sẻ ở mẹo đầu tiên, cười chính là chìa khóa . Và hãy khiến họ cười với bạn. Hãy thử chuẩn bị những câu nói vui . Nó sẽ giúp bạn kìm nén nỗi sợ hãi khi bạn biết bạn đã mắc phải sai lầm.

Sự tự tin đến từ bên trong và không ai có thể tạo ra nó cho bạn. Bạn sẽ không lấy được sự tự tin nếu bạn không hành động. Một vài lần bạn e ngại , căng thẳng sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong những tình huống tương tự về sau.Những người thực sự trông lúng túng là những người sợ thử.