Bệnh whitmore là gì? Lịch sử, nguyên nhân và cách phòng tránh vi khẩn

5 (100%) 1 vote[s]

Gần đây chúng ta thường xuyên thấy các ca bệnh Whitmore được gây ra bởi loại vi khuẩn xuất hiện ở các bệnh viện khắp 3 miền. Chắc hẳn bạn sẽ nghi ngờ phải chăng đang có dịch bệnh và số ca bệnh đang tăng mạnh?.

bệnh whitmore, vi khuẩn ăn thịt người

Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bệnh whitmore nhé.

Bệnh whitmore là gì?

Whitmore (tên khác Melioidosis) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Loại vi khuẩn này được mệnh danh là vi khuẩn ăn t,h,ịt ng,ư,ờ,i trong thời gian gần đây.

Tiến sĩ Trình Thành Trung (Viện trưởng viện vi sinh vật và công nghệ sinh học, đại học quốc gia Hà Nội), người đã có 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh whitmore cho biết. Số ca bệnh tăng gần đây không phải do bùng phát về dịch mà là nhờ nhiều cơ sở đã làm chủ được khả năng xét nghiệm ra được vi khuẩn này, xét nghiệm chính xác hơn.

Theo tiễn sĩ Trung: Whitmore là một bệnh truyền nhiễn được các nhà khoa học Pháp tìm thấy ở Việt Nam 94 năm trước. Trong thế chiến hàng nghìn binh lính Pháp và Mỹ đã bị phơi nhiễm bệnh. Những năm 70 của thế kỷ trước Whitmore còn được quốc tế gọi là quả bom hẹn giờ của Việt Nam, ám chỉ 1 loại bệnh được phát hiện ở Việt Nam ủ bệnh trong thời gian dài và mãi sau đó mới phát hiện trên cựu chiến binh Mỹ trở về sau chiến tranh.

Tuy nhiên điều kiện y tế nước ta ngày đó và sau giải phóng còn khó khăn, thiếu thốn chưa thể làm chủ kỹ thuật xét nghiệm bệnh. Nhiều bệnh khác như sốt rét, lao, HIV, sốt xuất huyết nên whitmore chưa được quan tâm thực sự. Xét nghiệm vi sinh bị bỏ qua ở nhiều bệnh viện nên căn bệnh được bỏ xót, lãng quên. Chính vì vậy bệnh whitmore đã có thể bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh khác như, lao phổi, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tủy, …

Gần đây nhiều cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến trung ương đã cchus trọng triển khai xét nghiệm vi sinh dẫn tới làm chủ được kỹ thuật và từ đó tìm ra các ca bệnh.

Hiện có 38 bệnh viện từ 26 tỉnh thành phố đã được đào tạo cách xét nghiệm bệnh, từ đó phát hiện được hàng nghìn ca nhiễm bệnh. Theo báo cáo, mỗi năm Việt Nam 10000 ca nhiễm bệnh và khoảng 5000 ca tử vong.

Bệnh Whitmore có thể tấn công người khỏe mạnh nhưng dễ tấn công nhất là người sức đề kháng yếu, đang nhiễm các bệnh ung thư, phổi, gan, tiểu đường, …

Theo Emedicinehealth, Cách phòng tránh bệnh whitmore:

  • Khi làm việc trong môi trường có tiếp xúc với đất hoặc nước, bạn nhớ mang ủng và găng tay bảo vệ.
    Nếu bạn có thói quen uống các sản phẩm sữa tươi, hãy chắc chắn rằng chúng đã được tiệt trùng.
  • Tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm nếu bạn đang có vết thương hở hoặc bệnh tiểu đường, thận mãn tính.
  • Nếu cơ thể có vết thương hở, nhớ lưu ý băng bó, che chắn cẩn thận để hạn chế nguy cơ vết thương tiếp xúc với vi khuẩn.
  • Nhớ mang khẩu trang khi tiếp xúc với khu vực có không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến thức ăn, đặc biệt đừng quên khử trùng dao sau khi cắt cá sống.