Cấp cứu Chết đuối nước ở người lớn và trẻ em
14/06/2019
Lượt xem: 1603
Việc cấp cứu ban dầu rất quan trọng, phải thật sóm và đúng cách. Cấp cứu càng nhanh, càng đúng cách thì tiên lượng càng tốt.
Các bước sơ cứu đuối nước
- Bước 1: Tìm cách đưa nạn nhân vào bờ càng nhanh càng tốt. Tùy quãng đường phải bơi và tình trạng nạn nhân, có thể kết hợp hà hơi thổi ngạt
- Bước 2: Nếu bệnh nhân (BN) tỉnh, khó thở thì cho nằm đầu cao, tiếp tục hà hơi thổi ngạt
- Bước 3: Nếu BN hôn mê và không sờ thấy mạch (mạch cảnh ở cổ, mạch bẹn, mạch cổ tay) thì cho nằm đầu thấp (10-15 độ). Hà hơi thổi ngạt kết hợp bóp tim ngoài lồng ngực
Chú ý: Tuyệt đối không nên tìm cách dốc nước hoặc vác chạy vì mất thời gian quý báu và có thể gây nôn, hít nước dạ dày vào phổi.
Kỹ thuật bóp tim, thổi ngạt
Nếu chỉ có 1 người làm cấp cứu thì vừa hà hơi thổi ngạt vừa bóp tim, Cứ bóp 5 lần lại thổi 1 lần. Nếu có 2 người cấp cứu thì 1 người bóp tim,1 người hà hơi thổi ngạt, 2 người phải phối hợp với nhau (người này thổi 2 lần thì người kia bóp tim 15 lần
Kỹ thuật bóp tim
- Người cấp cứu chống sấp
- Bắt chéo 2 bàn tay của mình: “Trái dưới, phải trên”. Đặt lòng bàn tay của mình lên phần dưới xương ức nạn nhân
- Ấn thật mạnh: Ấn bằng cả sức nặng của bản thân, Sao cho mỗi lần bóp. 1 người khác có thể bắt được mạch (cổ tay, cổ hay bẹn) của nạn nhân

Kỹ thuật hà hơi thổi ngạt
- Làm thông đường thở: Dùng tay trái cầm khăn mùi xoa lau sạch chất nôn trong miệng
- Quỳ bên trái nạn nhân: Tay trái đỡ gáy, tay phải để lên trán. để cho đầu ưỡn ngửa. Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải bóp mũi bệnh nhân. Nếu không há miệng thì rút tay trái (đang đỡ gáy) ra đưa lên banh miệng nạn nhân. Ngửng đầu hít 1 hơi sâu, cúi đầu áp sát miệng mình vào miệng nạn nhân (sao cho kín). Dùng hết sức thổi hơi mình vào Phổi nạn nhân. Mắt nhìn lồng ngực nạn nhân: trong khi thỏi ngực phồng lên là đúng. Nếu không mở được miệng thì thở qua mũi: Không dùng tay bịt mũi mà dùng ngón trỏ trái đẩy góc hàm nạn nhân ra trước.
