Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh trĩ, phân loại, chẩn đoán và điều trị
Nguyên nhân bệnh trĩ
- Tư thế đứng: Bệnh trĩ gặp nhiều ở những người phải đứng lâu, phải ngồi nhiều như thư kí bàn giấy, người bán hàng, …
- Lị và táo bón: Ở những người mắc các chứng bệnh này mỗi khi đi đại tiện phải rặn nhiều. Khi rặn, áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần
- U hậu môn – Trực tràng và tiểu khung: Ung thư trực tràng, u xơ tử cung, thai nhiều tháng và các loại u khác ở vùng hậu môn – Trực tràng, vùng tiểu khung làm cản trở máu hậu môn – trực tràng trở về cũng là những nguyên nhân của trĩ.
- Tăng áp lực trong khoang bụng: Ở những người làm lao động chân tay nặng nhọc, những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản, suy tim, … Áp lực trong ổ bụng tăng và bệnh trĩ sẽ xuất hiện.
Dấu hiệu bệnh trĩ
Bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ. Vì trĩ là 1 trạng thái sinh lý bình thường, chỉ khi nào xuất hiện các rối loạn không thể tự điều chình được, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, lao động thì bệnh nhân mới đi khám.
Chảy máu
Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp nhất.
Máu có màu đỏ tươi.
Có nhiều hình thức chảy máu và số lượng máu chảy cũng khác nhau. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc nhìn vào phân thấy có máu dính phân và thỏi phân rất rắn. Về sau, mỗi khi đại tiện phải rặn do táo bón thì máu chảy thành giọt hoặc thành tia. Muộn nữa, cứ mỗi lần đi đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu lại chảy. Cũng có đôi lần đại tiện ra máu cục.
Đau
Đau có thể không xảy ra, chỉ thấy vướng.
Nhưng cũng có thể đau thật sự trong các trường hợp sau đây:
- Tắc mạch: Xuất hiện trong búi trĩ những cục máu đông nhỏ. Khi bị tắc mạch bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, khi ngồi chỉ đặt 1 bên mông trên ghế
- Khi trĩ bị sa ra ngoài và phù nề: Búi trĩ có thể sưng khá to và mắc nghẹt không thể đẩy lên được.
- Nứt hậu môn: Rất đau, nhất là khi đại tiện.
- Ổ apxe: Khu trú ngay bên dưới lớp niêm mạc hay ở hố ngồi – hậu môn
Trĩ sa
Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn- trực tràng. Về sau, khi to lên thì sa xuống nằm ngoài hậu môn.
Tùy độ lớn của búi trĩ , tình trạng co thắt hậu môn, và trương lực của dây chằng Parks mà búi trĩ sa nhiều hay ít, sa thường xuyên hay thỉnh thoảng.
Nếu trĩ sa xuống ít: Chỉ xuất hiện khi táo bón, bệnh nhân chưa khó chịu nhiều.
Khi sa nhiều và thường xuyên: Sau mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân mất nhiều thời gian, có khi hàng giờ đề chờ cho búi trĩ co lên. Bệnh nhân không thể đi lại nhiều, không thể làm việc nặng, hay hoạt động thể thao. Nhiều khi đau do phù nề và lở loét vì nhiễm khuẩn ở búi trĩ sa.
Phần lớn bệnh nhân đến viện vì sa trĩ.
Phân loại Bệnh trĩ

Trĩ ngoại
Trĩ ngoại có chỗ phồng lên ngay sát rìa hậu môn làm cho da ở những chỗ này mất nếp, trở lên căng bóng. Ấn vào chỗ phồng thấy mềm. Đôi khi cảm giác được những hạt cứng, đó là những cục máu đông do hiện tượng tắc mạch gây nên.
Theo giải phẫu, trĩ ngoại có chân búi trĩ ở dưới đường lược, da ống hậu môn phủ búi trĩ.
Trĩ nội
Bề ngoài không thấy gì khác thường. Nhưng hướng dẫn bệnh nhân rặn mạnh, các búi trĩ có thể sẽ sa ra ngoài ống hậu môn. Phủ lên các búi trĩ không phải là da mà là niêm mạc. Niêm mạc màu hồng,hơi tím.
Theo giải phẫu, Trĩ nội có chân búi trĩ nằm trên đường lược, niêm mạc tuyến của trực tràng phủ búi trĩ
Trĩ hỗn hợp
Trường hợp có cả trĩ nội và trĩ ngoại. Lúc đầu trĩ nội và trĩ ngoại phân cách nhau bởi đường lược. Sau dây chằng parks nhão dẫn đến trĩ nội thông với trĩ ngoại thành trĩ hỗn hợp
Phân biệt Bệnh trĩ
Có khá nhiều bệnh ở vùng hậu môn trực tràng có triệu chứng đại tiện ra máu nên cần phân biệt với các bệnh sau:
Ung thư đại tràng – trực tràng
Bệnh nhân đại tiện ra rất nhiều máu, có khi đại tiện nhiều máu cục do đọng lâu trong lòng ruột. Trong unh thư trực tràng, máu thường lẫn với phân và chất nhầy, múa không có màu đỏ tươi, mà thường là màu đỏ lờ lờ.
Để chẩn đoán xác định, cần thăm khám thăm khám trực tràng và soi hậu môn, soi trực tràng – đại tràng. Khi soi thấy trong lòng ruột, 1 diện hẹp hay rộng có nhiều nụ sùi.Ống soi chạm vào thương tổn này dễ gây chảy máu. Trong Tây y thì chỉ có phương pháp điều trị trĩ bằng cách cắt. Còn Đông Y thì bạn có thể vào các bệnh viện y học cổ truyền như: Bệnh viện y học cổ truyền quân đội Kim Giang thì sẽ được chữa bằng thuốc đông y. Sau đâu là cách đi xe bus tới bệnh viện y học cổ truyền quân đội Kim Giang
Polip trực tràng – đại tràng
Triệu chứng chính, đại tiện thường xuyên ra nhiều máu. Tình trạng thiếu máu rất nặng. Bệnh có tính chất di truyền và thường ở trẻ em.
Để chẩn đoán xác định, soi hậu môn, soi trực tràng – đại tràng và chụp khung đại tràng ( chụp khung đại tràng với phương pháp đối quang kép.
Polip đơn độc trực tràng
Triệu chứng duy nhất là chảy máu. Nếu polip ở thấp và có cuống dài thì có thể tụt ra và nằm ngoài ống hậu môn. Polip thường thấy ở trẻ em nhỏ, ở loại tuổi này thì rất ít có trĩ
Thăm trực tràng hay soi trực tràng sẽ phát hiện được polip to hay nhỏ, ở nông gần phía ngoài hay ở sâu tận bên trong, có cuống hay không có cuống.
Viêm loét trực tràng – đại tràng
Triệu chứng là chảy máu khá nhiều. Cần soi trực tràng – đại tràng để chẩn đoán xác định.
Điều trị bệnh trĩ
Chế độ sinh hoạt cho bệnh trĩ
- Hạn chế các công việc nặng nhọc
- Tránh tác động mạnh làm áp lực trong khoang bụng tăng lên 1 cách đột ngột.
- Tránh ngồi lâu, đứng nhiều.
- Tránh uống rượu, bia. Có những bệnh nhân uống rượu, bia không ảnh hưởng. Nhưng có những bệnh nhân chỉ cần uống 1 hớp cũng làm khởi phát 1 đợt sa trĩ mới
- Không dùng các đồ ăn dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày – ruột như: ớt, tiêu, …
- Không ăn các loại đồ ăn dễ gây tiêu chảy
- NÊN ăn nhiều rau, các loại hoa quả như chuối, đu đủ, …Các loại đồ ăn này làm cho phân mềm, đỡ táo bón, để khi đại tiện không phải rặn mạnh.
- Tránh va chạm vào vùng hậu môn. Giấy vệ sinh phải mềm. Dùng loại xà phòng có tính axit nhẹ.
- Giữ sạch vùng hậu môn. Mỗi ngày rửa vùng hậu môn 1-2 lần nhất là sau khi đi đại tiện. Không nên rửa qua nhiều lần vì dễ gây nên những va chạm, thương tổn tại chỗ. Đặc biệt, với những búi trĩ sa, lại càng phải nhẹ nhàng, tránh những trầy xước niêm mạc, dẽ dẫn đến lở loét.
Điều trị cụ thể
- Nội khoa: Ngâm hậu môn vào nước ấm. Bôi tại chỗ các thuốc chống viêm, chống phù nề, chống tắc mạch
- Ngoại khoa: Rạch trực tiếp vào chỗ có tắc mạch để lấy cục máu đông ra. Nạo sạch hốc huyết khối để đảm bảo lấy hết cục máu đông hay lấy trọn cả cục huyết khối lẫn túi đựng.
- Trường hợp đám rối tĩnh mạch dã dãn nở lớn. Căt bỏ búi trĩ ngoại, thực hiện giống như trĩ nội