Nguyên nhân kém hấp thu thức ăn, ăn mãi không lớn
Tiêu hóa và hấp thu là 2 hiện tượng, 2 quá trình quan trọng nhất xảy ra trong lòng ruột, 2 quá trình này liên quan mật thiết với nhau, chịu sự tác động lẫn nhau. Thức ăn muốn được hấp thu vào trong máu để nuôi cơ thể thì thức ăn đó phải được tiêu hóa tốt, nghĩa là phải được chia nhỏ ra thành các thành phần có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, thì mới được hấp thu vào ruột.
Như vậy, nếu hiện tượng tiêu hóa kém thì thì cũng dẫn đến hiện tượng hấp thu kém. Tiêu hóa kém là vì thiếu các dịch tiêu hóa do cơ quan tiêu hóa bài tiết ra, như nước bọt, mật, dịch tụy, dịch dạ dày, … Hoặc do thiếu thời gian tiêu hóa, thức ăn được vận chuyển nhanh quá không đủ thời gian để tiếp xúc với các dịch tiêu hóa. Mặt khác, thời gian tiêu hóa kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ phận hấp thu của ruột, làm cho các lông ruột bị teo bớt đi và như vậy cũng làm cho quá trình hấp thu giảm đi. Trên đây chúng ta nhắc rất nhiều đến ruột non, vậy cùng tìm hiểu về cấu tạo của ruột non nhé.
Cấu tạo giải phẫu của ruột non

Ruột non là 1 ống dài khoảng 3-4m, gồm 4 lớp từ ngoài vào trong:
- Lớp thanh mạc: Là 1 màng mỏng, nó chính là lá tạng của màng bụng.
- Lớp cơ: Gồm các cơ trơn, có 2 lớp: lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ này tạo nên các nhu động ở ruột.
- Lớp hạ niêm mạc: Gồm các sợi tổ chức liên kết và mạch máu. Ở đoạn tá tràng, lớp này chứa các tuyến brunner, các tuyến này bài tiết chất kiềm để trung hòa dịch axit của dạ dày.
- Lớp niêm mạc: Đóng vai trò quang trọng nhất trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Lớp niêm mạc nằm trên lơp cơ niêm gồm lớp liên bào ở trên cùng, lớp lamina ở dưới
Nguyên nhân kém hấp thu
Kém hấp thu nguyên phát do teo vi nhung mao
Bệnh ỉa chảy mỡ là bệnh điển hình của nguyên nhân kém hấp thu. Bởi vì, nhung mao bị teo hoàn toàn trên toàn bộ ruột non hay ở 1 đoạn nào đó. Hay gặp nhất ở trẻ em, người lớn ít gặp. Nữ gặp nhiều hơn nam. Bệnh khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách bằng chế độ ăn không có gluten.
Cơ chế: Do chất gluten có trong ngũ cốc. Các nhà nghiên cứu đã giải thích cơ chế sinh bệnh của gluten bằng 2 giả thuyết: Do thiếu men peptidaza ở lớp bàn chải đánh răng của tế bào ruột gây tích tụ 1 số peptit có độc tính. Do cơ chế miễn dịch dị ứng: Gluten và các chất chuyển hóa của nó là 1 dị nguyên đối với tế bào niêm mạc ruột, do đó gây ra phản ứng miễn dịch ở niêm mạc ruột. Dù cho nguyên nhân nào thì hậu quả là làm cho siêu nhung mao bị teo hoàn toàn và gây ra ỉa chảy.
Triệu chứng:
- Bệnh hay gặp ở trẻ em, có thể xuất hiện sớm, vài tháng sau khi đẻ.
- Trẻ vẫn phát triển bình thường, nhưng sau đó xuất hiện các rối loạn tiêu hóa sau: Kém ăn, phân lỏng, đầy bụng, … Rồi trẻ chậm lớn.
- Cho đến khoảng 18 tháng tuổi thì triệu chứng đã rõ và ngày càng nặng dần lên với đầy đủ các triệu chứng đã mô tả ở trên.
Ở người lớn, các triệu chứng thường nhẹ và không điển hình như ở trẻ em như: Chỉ có ỉa lỏng nhẹ, gầy không rõ nguyên nhân, thiếu máu kéo dài, … Phần lớn những người này trong tiền sử đều có triệu chứng kém hấp thu khi còn bé.
Kém hấp thu nguyên phát do thiếu globulin miễn dịch
Một số bệnh ruột non gây teo nhung mao và gây thiếu IgA và hạ gama globulin máu, do đó cũng gây ỉa chảy liên tục hoặc ngắt quãng. Teo nhung mao ở đây có thể hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, teo không đều, chỗ nhiều chỗ ít.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trên có thể do ký sinh vật Lamblia, vi khuẩn phát triển mạnh ở ruột non và gây nên thoái giáng mạnh muối mật, 1 số khối u ruột non hoặc mạc treo gây nên phản ứng xuất tiết. Ví dụ như: Quá sản lympho ruột, các u limpho hoại Hogdkin hay không phải Hogdkin
Kém hấp thu do nguyên nhân sau tế bào niêm mạc ruột
Bệnh Wipple – Rối loạn hấp thu lipit của ruột. Bệnh rất ít gặp, nhưng được nhiều người quan tâm vì chẩn đoán đúng, điều trị bằng kháng sinh, bệnh có thể khỏi hoàn toàn
Nguyên nhân bệnh Wipple: Có liên quan đến rối loạn về miễn dịch, do đó để cho vi khuẩn xâm nhập vào ruột (lớp hạ niêm mạc) và 1 số cơ quan khác.

Triệu chứng:
- Đau khớp là Triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất. Do đó thường được chẩn đoán nhầm là viêm khớp dạng thấp trong thời gian dài 3-4 năm.
- Kèm theo sốt từng đợt
- Xuất hiện hạch
- Người ngầy càng gầy đi
- Ỉa chảy xuất hiện cuối cùng
Ngoài ruột, 1 số cơ quan khác có thể bị thương tổn như màng phổi, màng bụng, màng tim, gan hoặc bộ máy thần kinh …
Điều trị chủ yếu là kháng sinh nhóm tetracycline hoặc ampicilinne trong ít nhất 2 năm. Nếu không được điều trị bệnh ngày càng nặng dần và dẫn đến tử vong.
Thương tổn đặc hiệu ở tế bào ruột non
Trước đây người ta cho rằng tiêu hóa các đisaccarit xảy ra ở trong lòng ruột nhờ các men mantaza, lactaza, invertaza.
Ngày nay, người ta thấy rằng sự tiêu hóa đó lại xảy ra ở màng tế bào của các nhung mao. Người ta chia nhóm ddisaccarit ra làm 2 nhóm: Nhóm có hoạt tính glucosidase gồm men mantaza, sacaraza, isomantaza. Nhóm có hoạt tính galactosidase gồm lactaza, xelobiae.
Có thể thiếu 1 hoặc nhiều men, có thể thiếu bẩm sinh hay mắc phải sau này. Dù thiếu như thế nào thì triệu chứng chủ yếu và thường gặp nhất vẫn là ỉa chảy
- Đó là loại iả chảy nước. Cơ chế của ỉa chảy là tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, nước phải kéo ra ngoài, đường bị lên men axit lactic, các axit đó kích thích niêm mạc đại tràng bài tiết nước, do đó phân càng nhiều nước và chất nhày.
- Đi đôi với ỉa chảy là chướng bụng, sôi bụng, mệt mỏi, nôn hoặc buồn nôn
Trên đây là triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở trẻ 1-2 tuổi. Thể không điển hình có thể xuất hiện ở tuổi lớn hơn hoặc người lớn.
Kém hấp thu thứ phát do tiêu hóa kém
Các nguyên nhân kém hấp thu ở đây không những nằm ở ruột non mà còn nằm ở những cơ quan tiêu hóa khác ngoài ruột. Kém hấp thu ở đây là hậu quả của tiêu hóa kém.
Nguyên nhân từ dạ dày: Viêm dạ dày mạn tính, cắt đoạn dạ dày.
Nguyên nhân ở tụy: Viêm tụy mạn tính, bệnh xơ nang tụy bẩm sinh, sỏi tụy, …
Bệnh ở gan, mật: Suy gan do xơ gan, viêm gan mạn tính. Tắc mật do sỏi mật, teo đường mật bẩm sinh, …
Bệnh ở ruột non: Cắt đoạn ruột non