Thang điểm hôn mê Glasgow ở người lớn và trẻ em

Đánh giá bài viết này

Khi nào sử dụng:

Được thiết kế để sử dụng trong đánh giá nối tiếp bệnh nhân bị hôn mê do nguyên nhân y tế hoặc phẫu thuật được áp dụng rộng rãi. Glasgow thường được sử dụng trong môi trường chăm sóc trước bệnh viện và chăm sóc cấp tính cũng như trong quá trình điều trị tại bệnh viện để đánh giá tình trạng ý thức trong các bài thuyết trình chấn thương và không chấn thương.

Điểm hôn mê Glasgow (GCS score) được xác định bằng tổng số điểm của 3 tiêu chí sau điểm cao nhất là 15 và điểm thấp nhất là 3. Như sau: Tổng điểm Glasgow = E+V+M

Thang điểm Glasgow ở trẻ em:

Hôn mê trẻ em
Hôn mê trẻ em

Trẻ em >= 5 tuổi:

E – Đáp ứng bằng mắt: tối đa 4 điểm
+ Mở mắt tự nhiên: 4đ
+ Gọi mở; 3đ
+ Cấu mở: 2đ
+ Không đáp ứng: 1đ
V – Đáp ứng bằng lời: tối đa 5 điểm
+ Bình thường: 5đ
+ Lẫn lộn: 4đ
+ Từ vô nghĩa: 3đ
+ Chỉ phát âm: 2đ
+ Không đáp ứng: 1đ
M – Đáp ứng bằng vận động: tối đa 6 điểm
+ Làm theo lệnh: 6đ
+ Cấu gạt đúng: 5đ
+ Cấu gạt không đúng: 4đ
+ Gấp cứng chi: 3đ
+ Duỗi cứng chi: 2đ
+ Không đáp ứng: 1đ 
Điểm GLASGOW tụt 2 điểm trở lên thì coi là tri giác xấu đi



Trẻ em dưới 5 tuổi:


E – Đáp ứng bằng mắt: tối đa 4 điểm

+ Mở mắt tự nhiên: 4đ
+ Gọi mở 3đ
+ Mở mắt khi đau 2đ
+ Không đáp ứng: 1đ
V – Đáp ứng bằng lời: tối đa 5 điểm
+ Cuời hoặc định hướng với âm thanh, hướng theo đồ vật, tương tác với đồ vật 5điểm
+ Khóc nhưng có thể an ủi được, tương tác không tương thích 4 điểm
+ Khúc bất thường, khụng thể an ủi được, rờn rỉ 3 điểm
+ la hột, rờn rỉ, kích thích 2 điểm
+ Không đáp ứng bằng lời núi 1 điểm
M – Đáp ứng vận động : tối đa 6 điểm
+ Trẻ cử động tự nhiên, có định hướng với đồ vật theo dừi: 6 điểm
+ Trẻ cử động tay, chõn khi sờ hoặc chạm vào 5 điểm
+ Trẻ cử động tay chân khi kích thích đau 4 điểm
+ Phản xạ bất thường với đau (gấp cứng) 3 điểm
+ Duỗi cứng khi đau 2 điểm
+ Không đáp ứng vận động 1 điểm.

Thang điểm Glasgow ở người lớn:

Hôn mê người lớn
Hôn mê người lớn

E – Điểm mở mắt
– Mở mắt có ý thức (tự nhiên): 4 điểm
Đáp ứng mở mắt khi ra lệnh: 3 điểm
– Đáp ứng mở mắt khi gây đau: 2 điểm
– Không mở mắt: 1 điểm
V – Điểm đáp ứng lời nói tốt nhất
Trả lời có định hướng: 5 điểm
– Trả lời lộn xộn: 4 điểm
– Trả lời không phù hợp: 3 điểm
– Nói khó hiểu: 2 điểm
– Không trả lời: 1 điểm
M – Điểm đáp ứng vận động tốt nhất
– Thực hiện theo yêu cầu (làm theo lệnh): 6 điểm
– Đáp ứng có định khu khi gây đau: 5 điểm
– Rụt chi lại khi gây đau: 4 điểm
– Co cứng mất vỏ khi gây đau(decorticate posturing): 3 điểm
– Tư thế duỗi cứng mất não khi gây đau(decerebrate posturing): 2 điểm
– Không đáp ứng với đau: 1 điểm
Tổng điểm GLASGOW= E+V+M. Nhẹ: GCS score ≥ 13; Trung bình: 9 ≤ GCS ≤ 12; Nặng: GCS ≤ 8