Triệu chứng, biến chứng và cách phòng tránh chủ động với “Bệnh Sởi”
Sau 4 năn bệnh sởi bắt đầu quay trở lại, những gì đang diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh khiến người dân không khỏi lo nắng. Con số tăng gấp 50 lần không phải là con số nhỏ còn tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía bắc dịch sởi chưa đến mức nghiêm trọng như hồi năm 2014, xong số ca mắc sởi so với cùng kỳ năm 2018 đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng
Triệu chứng khi mắc bệnh sởi
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong.
Thể điển hình
Giai đoạn ủ bệnh
- Thường từ 12-14 ngày, có thể kéo dài đến 21 ngày
Giai đoạn khởi phát
- Kéo dài từ 2-4 ngày
- Sốt cao
- Viêm long đường hô hấp trên
- Viêm kết mạc
- Đôi khi có viêm thanh quản
- Có thể có hạt Koplik (là các hạt nhỏ 0,5-1 mm màu trắng có quầng ban đỏ ở trên niêm mạc miệng).

Giai đoạn toàn phát
- Kéo dài 2-5 ngày
- Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày, bắt đầu phát ban
- Trình tự phát ban: Từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ, xuống thân mình và tứ chi (cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân)
- Đặc điểm nốt phát ban: Ban màu hồng, dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất
- Khi ban mọc hết thì hết sốt

Giai đoạn lui bệnh
- Ban nhạt dần rồi sang màu xám
- Bong vảy
- Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.
- Sau khi hết ban, có thể có ho kéo dài 1-2 tuần
Thể không điển hình
- Có thể có sốt nhẹ thoáng qua
- Viêm long dường hô hấp nhẹ
- Phát ban ít
Thể này dễ bị bỏ qua dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.
Bệnh sởi có nguy hiểm không?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Lây qua hô hấp, do đó khả năng bùng phát thành dịch rất cao. Nguồn lây từ con người.
Bệnh hay gặp ở trẻ em nhưng cũng xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng chưa được tiêm mũi nhắc lại. Bênh nhân sẽ có miễn dịch bền vững sau khi mắc bệnh sởi.
Nếu nhận biết sớm và chăm sóc tốt để dự phòng các biến chứng. Khi mà phát ban mọc hết toàn thân thì triệu chứng giảm dần, nếu không có các biến chứng khác thì như thế là ổn. Thế nhưng nếu có biến chứng như Viêm phổi, tiêu chảy sau khi nhiễm visrut sởi thì đó là những biến chứng rất nặng, có thể gây nên tử vong.
Biến chứng
Biến chứng thần kinh
Viêm màng não cấp tính
Thường xuất hiện khi bệnh vào giai đoạn lui bệnh với biểu hiện sau
- Có thể sốt lại
- Đau đầu, cứng gáy, co giật
- Thay đổi ý thức từ lú lẫn, ngủ gà tới hôn mê
- Ngoài ra: có thể có thất điều, rung giật cơ, múa giật-mùa vờn và các dấu hiệu viêm tuỷ như liệt hai chi dưới, liệt tứ chi, mất cảm giác, rối loạn cơ tròn, …
Viêm não
Sau khi mắc sởi nhiều năm
Biến chứng bội nhiễm hay gặp ở trẻ em
Có thể bội nhiễm ở các bộ phận sau:
- Viêm loét hoai tử miệng
- Viêm thanh quản
- Viêm phổi
- Viêm kết – giác mạc
- Tiêu chảy
- Viêm tai giữa
Phụ nữ mang thai bị sởi
Có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Cách phòng tránh Sởi
Tiêm Vắc-xin phòng sởi cho trẻ:
- Tiêm vác-xin sởi là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi
- Trẻ cần tiêm đủ 2 liều vác-xin phòng sởi
Cách ly trẻ khi bị bệnh sởi:
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bệnh sởi cần cách ly sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ:
Khi chăm sóc trẻ bị bệnh sởi hoặc vào các khu vực nhiễm sởi tại bệnh viện cần phải đeo khẩu trang y tế
Rửa tay đúng cách bằng xà phòng:
Trước và sau khi chăm sóc trẻ bị bệnh hoặc vào khu nhiễm sởi tại bệnh viện.